banh da phuc ha namNgoài cá kho làng Vũ Đại, chuối ngự Đại Hoàng.... thì Hà Nam còn có món Bánh đa Phúc và bánh phở Phúc- nét đẹp văn hóa của vùng quê núi Đọi Sông Châu. Đây là những món bánh ngon nổi tiếng có từ cách đây hơn 100 năm.

Làng Phúc Hạ (xã Hợp Lý- Huyện Lý Nhân- Tỉnh Hà Nam) nằm bên con sông Châu Giang- một nhánh nhỏ của sông Hồng với những ruộng lúa ngô bốn mùa xanh tốt. Đường vào làng không lớn nhưng được lát bê tông sạch đẹp, nhà cửa hai bên khanh trang. Làng nổi tiếng với nghề làm bánh đa cổ truyền có từ cách đây hơn 100 năm. 

Tôi hỏi thăm một người phụ nữ trên đường vào làng: “Bác ơi! Làng mình nhà nào làm bánh đa ngon nhất ạ”. “Ở đây nhiều nhà làm bánh đa lắm cô ạ, mà đã làm rồi thì đều ngon cả”. Theo hướng dẫn của người phụ nữ, chúng tôi vào thăm gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt( xóm 7- Thôn Phúc Hạ). Ngay đầu ngõ là những phên nứa được bắc cao để phơi bánh trông đều tăm tắp. Chị Nguyệt đang ngồi cạnh bếp than, tay múc bột tráng trên nồi hấp rồi xoa dầu, trải bánh trên phên nứa, mồ hôi nhễ nhại. Khi phên đầy bánh đa, cô con gái lại mang ra giàn cao ngoài ngõ đem phơi cho kịp nắng. Từ khi còn là cô bé 10 tuổi cô bé Nguyệt đã biết phụ giúp bố mẹ tráng bánh đa.

Bánh cuốn chả phủ lý - món ngon Hà Nam

Chị kể: “Ngày ấy nhà chị có cái nồi cỡ 40, bố thì đi làm đồng, mẹ đi chợ, trước khi đi đã pha bột sẵn cho chị ở nhà tráng bánh”. Để có được một cân bánh đa thành phẩm, người thợ làm bánh phải vất vả từ sáng sớm cho tới tận nửa khuya, có khi không kịp ăn cơm vì phải vội làm để phơi cho kịp nắng. Gạo làm bánh phải là loại gạo khang dân phơi sao cho thật vừa nắng, không bị sạn, bị đớn. Người ta cho gạo vào ngâm, sau đó đem ra say thành một thứ bột có độ quánh vừa phải.

Chị Nguyệt nói: “Bánh có ngon, dai và mềm không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn làm bột” Thường thì trước khi say bột người ta thường thêm vào một lượng vừa phải cơm nguội để cho bột nhuyễn và quánh . Ngoài ra, tỉ kệ nước và bột sao cho thật vừa vặn cũng là bí quyết riêng của người làm bánh. Nước để pha bột cũng phả là nước mưa được chứa trong những bể lớn hoặc là nước lấy từ ao đất trong làng. Nếu nước làm bánh không sạch thì sợi bánh sẽ bị đục hoặc vàng, mất đi hương vị thơm ngon đặc biệt.

Bánh đa nem làng Chều, Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam

banh da phuc ha nam

Sau công đoạn làm bột là đến công đoạn tráng bánh, phơi bánh, cán, cắt rồi lại phơi bánh thêm lần nữa. Công đoạn nào cũng đòi hỏi ở người thợ sự cẩn thận, chỉn chu, sạch sẽ. Riêng việc phơi bánh thôi cũng thật cầu kì. Sau khi phơi nắng vừa đủ khô, người ta đem bánh đa đó ủ vào trong chiếu cói cho sợi bánh vừa khô nhưng không bị giòn, dễ gãy, sau đó mới đem ra bó thành từng bó. Rồi chỉ sáng ngày mai thôi, bánh đa ấy đã có mặt trong phiên chợ Phúc, rồi theo những chuyến xe đi khắp nơi, là món quà dân dã và đáng quý của những người quê đem sang vùng khác.

Chuối ngự Đại Hoàng lọt top kỷ lục Việt Nam


Bây giờ, người ta đã sáng chế ra được máy làm bánh vừa nhanh cho sản phẩm, vừa bớt mệt nhọc nhưng cái thứ máy móc ấy chẳng thể thay thế được tay người. Sợi bánh có mùi dầu khét lẹt, lại bị cứng do bánh không được tráng bằng nồi hấp. Thế nên dân làng Phúc Hạ vẫn giữ nguyên lối làm bánh cổ truyền

banh da ngon noi tieng
Giữ gìn sản vật quê hương
Ông Nguyễ Anh Dũng, PCT UBND xã Hợp Lý cho biết: “Làng Phúc Hạ có trên 100 hộ dân thì có gần 60 hộ làm bánh đa. Tuy nhiên nghề làm bánh vừa vất vả mà thu nhập lại không cao nên đây vẫn chỉ được xem là nghề phụ, làm lúc nông nhàn. Lao động chủ yếu thường ra thành phố làm những việc có thu nhập cao hơn”. Còn chị Nguyệt cũn tâm sự với tôi: “Làm bánh là nghề gia truyền do ông bà ngày xưa để lại nên không thể bỏ được chứ thực sự cũng vất vả lắm. Trời nắng thì không sao, chứ trời mà mưa xuống là không làm đươc, bánh có chót tráng ra rồi thì cũng chịu hỏng”. Hai đứa con chị, một đứa sinh năm 90 đã đi làm nghề mộc, một đưá nữa đang học lớp 12 cũng đang mơ ước được thoát ly khỏi đồng ruộng, khỏi cái nồi tráng bánh lúc nào cũng hừng hực than lửa của mẹ.

Tổng hợp các món đặc sản tỉnh Hà Nam

banh da co truyen ha namTôi thiết nghĩ sản phẩm bánh đa Phúc cần được bảo tồn và phát triển nhiều hơn nữa. Bởi vì vẫn còn đó những người làm bánh giỏi, tâm huyết với nghề. Các cấp các nghành của huyện Lý Nhân nói riêng và của tỉnh Hà Nam nói chung cần có những giải pháp thiết thực để phát triển thương hiệu bánh đa Phúc, cũng là gìn giữ một nét đẹp văn hóa của vùng quê núi Đọi sông Châu.

Quý khách có nhu cầu mua bánh đa phúc hoặc bánh phở phúc vui lòng liên hệ:

Cửa hàng thực phẩm Chợ Sạch - 323 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0964.346.255

Chat Zalo
0988.999.525
1
Bạn cần hỗ trợ gì?

Cơ sở Chế biến Cá kho gia truyền làng Vũ Đại - Trần Luận
Số GPĐKKD: 06D002581 Cấp ngày 12/11/2014 tại Phòng TCKH - UBND Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam- Chủ cơ sở: Trần Bá Luận
Địa chỉ: Cơ sở cá kho Trần Luận, Xóm I - Thôn 2 - Hòa Hậu - Lý Nhân - Hà Nam || SĐT:  0988.999.525 || Email: cakhotranluan@gmail.com
Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội| Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM
Chính sách đổi trả sản phảm || Chính sách bảo mật thông tin khách hàng || Phương thức thanh toán và giao hàng || Đại lý chính thức || Đăng ký Đại lý