Ngày ấy nó khoảng 10 tuổi. Cứ thấy bố lục đục nồi niêu để chuẩn bị kho cá là nó lại thấy vui như nhà có Tết. Nó biết không phải bố kho cá cho nó ăn, mà là kho để biếu ông ngoại. Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ tết hoặc là một ngày đặc biệt là bố nó lại chuẩn bị hai nồi cá kho, 1 nồi biếu ông nội, 1 nồi để biếu ông ngoại còn. Bố nó kể, ngày xưa mẹ nó đẹp lắm, ai cũng muốn làm con rể ông, nhưng chỉ có bố nó, mặc dù nhà nghèo nhưng vẫn được ông chọn vì có món cá kho vừa ý ông.

Nó còn nhớ mãi cái cảm giác nó cùng bố nằm ngủ trên chiếc ổ rơm trong bếp để trông nồi cá, bao giờ cũng là 2 nồi cạnh nhau, một nồi cho ông nội và một nồi cho ông ngoại, chẳng bao giờ có nồi nào cho nhà nó cả, nhưng cũng chẳng sao. Mỗi lần kho xong, bố lại bọc nồi cá thật cẩn thận rồi mang sang biếu ông ngoại, cứ mỗi lần như thế, nó lại lẽo đẽo đi theo bố và rồi sẽ ở lại nhà ông ngoại luôn mà chẳng chịu về. Nó sẽ chỉ về sau khi dì nó rửa sạch niêu kho cá và đưa cho nó cầm về cho bố để lần sau kho tiếp.

ca kho Tran Luan

Niêu cá kho tuổi thơ

            Nó luôn có một niềm tin rằng, cá bố nó kho là ngon nhất thế giới, nó đã kiểm chứng điều này, bởi một lần nó sang nhà thằng Quắt hàng xóm, nhà thằng Quắt cũng có một niêu cá kho như thế, nhưng cá nhà thằng Quắt không to bằng cá nhà nó, ăn thì mặn chát chứ không bùi bùi, béo béo, thơm phức như cá bố nó kho. 

            Lớn lên, nó đi học xa, và rồi cái vị cá kho ngày xưa cũng dần phai nhạt trong tâm trí nó. Năm thứ 4 đại học, nghỉ hè về quê ăn Tết, nó thấy bố nó đang lục đục chuẩn bị nồi niêu, cái cảm giác ngày xưa ùa về trong nó, lại một đêm hai bố con nó thức dưới bếp để trông niêu cá, lần này chì có một niêu cá, niêu cá đầu tiên dành riêng cho nhà nó. Cái ý định mang món cá kho ngon nhất thế giới đi bán lại sục sôi trong nó, ngày xưa nó còn là một đứa trẻ, mọi dự định chỉ dừng lại ở ước mơ, nhưng giờ, nó đã là một sinh viên Công nghệ thông tin vừa mới tốt nghiệp, nó đã có đầy đủ công cụ trong tay, nó sẽ phải làm cái điều mà mỗi lần nó nhắc đến bố nó lại im lặng quay đi.

            Nó nói với mẹ, nó xin một ít tiền, một số tiền nho nhỏ đủ để nó thuê một cái hosting và  dựng lên một cái web, nhưng mẹ không dám tin, mẹ không muốn nó bỏ bê học hành để lao vào kinh doanh, vừa mất tiền lại mất thời gian, mẹ nó muốn nó học xong xin vào một công ty lớn để làm như vậy sẽ tốt hơn.

Nhưng nó thì lại muốn nhiều hơn thế, mấy ngày ở quê, dù thức hay ngủ, dù ăn hay chơi, lúc nào trong đầu nó cũng nung nấu ý định mang niêu cá kho đi bán, nó sẽ bán được, nhất định là thế, và rồi nó rời quê lên thành phố với hành trang là niêu cá kho bố làm cho nó, niêu cá kho của riêng nó.

ca kho tran luan 02

Cá kho Trần Luận

            Nó chia sẻ ý định của nó với mấy anh em bạn bè, tất cả đều ngần ngại, một món ăn chưa phải là đặc sản nổi tiếng, cũng không có gì đặc biệt, nói đến tên là ai cũng có thể làm được, không ai dám tin là sẽ có người mua món ăn đó. Nó lấy niêu cá kho bố cho mang ra cho mọi người ăn thử, hơn nửa số người trong nhóm hôm đấy đồng ý cho nó vay tiền để nó khởi nghiệp, mỗi người một chút, người ít, người nhiều, nó đã có đủ số vốn đầu tiên để xây dựng những công cụ cho nó thực hiện ước mơ.

            Nó chăm chỉ cày quốc, tìm hiểu công nghệ truyền thông, đăng bài trên các diễn đàn , gặp gỡ học hỏi kinh nghiệm những người đi trước nhưng rồi 6 tháng trôi qua vẫn không một niêu cá kho nào được bán, nó buồn bã về quê, tìm lại hơi ấm nơi căn bếp nhỏ, nơi có niêu cá kho đang nghi ngút khói, nơi có người cha đang canh cánh một ước mơ. Trong ánh lửa bập bùng, có hai người đàn ông đang ngồi đó với những niềm suy tư chất chứa, bố nó dốc hết nỗi lòng với nó :”Ngày xưa khi ông ngoại tổ chức cuộc thi kén rể, bố là người đến muộn nhưng vẫn là người chiến thắng, con biết vì sao bố đến muộn không.” Ngập ngừng một chút, nó nhìn bố, bố nó chậm rãi tiếp tục :”Bố đến muộn vì nồi cá kho của bố phải đun những 24 tiếng, ban đầu bố không nghĩ là phải đun lâu thế, nhưng mỗi lần nếm thử, bố đều không hài lòng về hương vị, bố cho đủ các loại gia vị với hi vọng sẽ làm cho nồi cá ngon lên, mặc dù vị rất vừa miệng rồi nhưng vẫn có cái gì đó khiến bố chưa hài lòng. Đã có lúc bố định bỏ cuộc, nhưng nghĩ đến mẹ con bố lại tiếp tục suy nghĩ, hơn 20 tiếng đồng hồ trôi qua bố cứ đun và chỉ cho thêm nước dùng chứ không thêm một loại gia vị nào khác, bố suy nghĩ rất nhiều, bố không hiểu mình còn thiếu cái gì để cho nồi cá trở lên đặc biệt. Khi gà gáy sang canh, tưởng như đã tuyệt vọng, bố mở nồi cá ra định bụng nếm thử lần cuối rồi bỏ cuộc thì chợt phát hiện ra nồi cá rất ngon, ngon hơn cả những gì bố mong đợi, và bố chợt nhận ra rằng, khi ta đã cố gắng làm tốt nhất những điều ta có thể, thì thứ duy nhất mà ta còn thiếu chính là thời gian, nếu con đã làm hết sức rồi, thì hãy để thời gian làm nốt những việc còn lại.”

            Nó như bừng tỉnh, nó đã quá vội chán nản trong suy nghĩ và như được câu chuyện của bố làm thức tỉnh, nó lại tiếp tục lao vào việc quảng bá món cá kho trên mạng Internet như một chiến binh. Nó suy nghĩ nhiều hơn, hướng tới khách hàng nhiều hơn và đầu tư một cách bài bản hơn.

        Và rồi cuộc gọi đầu tiên đã đến với nó, một đơn đặt hàng ở Hà Nội, trời vừa hửng sáng, hơn 100km, nhưng lúc này thời gian và khoảng cách không còn là vấn đề với nó, thay vì ở quê chơi thêm mấy ngày, nó vội vàng nhận niêu cá từ tay bố, ôm vào lòng như một báu vật và chạy vội ra đường lớn bắt xe. Bố nó chỉ đứng từ xa nhìn nó và cười, cái hình ảnh quen thuộc của một thanh niên trẻ cách đây hơn 20 năm một lần nữa được lặp lại, nhưng có điều khác biệt, chàng trai của hơn 20 năm trước ôm niêu cá kho đi với nỗi lo thất bại, còn chàng trai của 20 năm sau ôm niêu cá kho đi với niềm tin chắc chắn thành công.

         Đơn hàng đầu tiên thành công, nó giao hàng cho một bà lão tầm 80 tuổi, lúc nhận hàng bà rất ưng ý, đúng cái niêu đất đen nhánh màu nhọ bếp được buộc dây chắc chắn đựng trong hộp carton được làm từ thùng mì tôm. Bà bảo:"Hồi kháng chiến đi sơ tán về làng Vũ Đại được người dân ở đó cho ăn cá kho 1 vài lần mà đến giờ vấn nhớ, thật may là tìm được thông tin người bán trên Internet nên mới đặt hàng. Con cháu bà thành đạt gửi sơn hào hải vị từ khắp nơi về nhưng nói thật là chưa thấy gì ngon bằng món này, may quá có cháu bán nên bà sẽ ủng hộ dài dài và còn giới thiệu cho mọi người nữa"

       Cầm đồng tiền đơn hàng đầu tiên trong tay, nó xúc động phát khóc và lấy đó làm động lực  để tiếp tục hành trình quảng bá đưa món ăn này đi xa hơn nữa...

         Đúng như bố nói, khi mình đã làm tất cả những điều tốt nhất thì hãy tĩnh lại để thời gian thay ta làm nốt những việc còn lại. Đơn hàng cứ thế nhiều hơn, có lúc bố nó kho cá không kịp đơn đặt hàng, phải vận động anh em hàng xóm kho cùng mới kịp giao cho khách, thương hiệu cá kho Trần Luận cứ thế mà lan truyền suốt từ Bắc vào Nam, nó bây giờ không còn là một chàng sinh viên ngây thơ mà đã là một ông chủ một thương hiệu cá kho nổi tiếng. Một thương hiệu với triết lý không bao giờ thay đổi “Thời gian chính là gia vị tuyệt vời nhất để làm lên sự hoàn hảo”

Chat Zalo
0988.999.525
1
Bạn cần hỗ trợ gì?

Cơ sở Chế biến Cá kho gia truyền làng Vũ Đại - Trần Luận
Số GPĐKKD: 06D002581 Cấp ngày 12/11/2014 tại Phòng TCKH - UBND Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam- Chủ cơ sở: Trần Bá Luận
Địa chỉ: Cơ sở cá kho Trần Luận, Xóm I - Thôn 2 - Hòa Hậu - Lý Nhân - Hà Nam || SĐT:  0988.999.525 || Email: cakhotranluan@gmail.com
Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội| Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM
Chính sách đổi trả sản phảm || Chính sách bảo mật thông tin khách hàng || Phương thức thanh toán và giao hàng || Đại lý chính thức || Đăng ký Đại lý